Theo thông tin từ Viettel, đội ngũ kỹ sư của Viettel đã phát triển hệ thống thiết bị gNodeB 5G trong 6 tháng (từ tháng 6 đến tháng 12/2019) với nền tảng kinh nghiệm từ quá trình tự nghiên cứu phát triển trạm thu phát sóng BTS cho 4G – eNodeB và quá trình nghiên cứu tiền khả thi 5G.
Trong một tuyên bố, ông Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch Tập đoàn Viettel cho biết: “5G là yếu tố quyết định sự thành công của một xã hội kỹ thuật số. Tất cả các quốc gia đang chạy đua để triển khai 5G để chứng minh sự tiến bộ công nghệ của họ. Đó là lý do tại sao Viettel coi 5G là dự án chiến lược nhất của tập đoàn”.
Công nghệ 5G là biên giới mới Viettel không thể đứng ngoài xu hướng này, công nghệ mới là sự sống còn của một tập đoàn công nghệ như Viettel.
Viettel là một trong những tập đoàn Viễn thông lớn nhất Việt Nam sẽ ra mắt dịch vụ 5G thương mại trong năm nay, bỏ qua Huawei của Trung Quốc và sự dụng chính công nghệ phát triển của mình để thương mại.
Theo kế hoạch từ ngày 17/1 sau khi thực hiện cuộc gọi thử nghiệm đầu tiên bằng cách sử dụng kết nối trên thiết bị được sản xuất nội bộ, thì phải mất 6 tháng để bộ phận nghiên cứu và phát triển phần cứng và phần mềm cần thiết để thực hiện cuộc gọi.
Rất ít công ty và tập đoàn trên thế giới đã phát triển thành công công nghệ 5G thương mại. Viettel sẽ trở thành cái tên thứ 6 sau Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung Electronics và ZTE. Viettel có hơn 110 triệu khách hàng tại 11 quốc gia, bao gồm Campuchia, Haiti và Peru. Trong số các nhà cung cấp kể trên, chỉ có duy nhất Viettel đồng thời cũng là nhà khai thác viễn thông.
Việt Nam chính thức làm chủ công nghệ 5G.