Tiếp nối chuỗi bài viết kiếm tiền online (MMO), hôm nay ICTsharing giải thích về một số thuật ngữ quan trọng liên quan tới việc kiếm tiền online.
Các thuật ngữ này khá quen thuộc đối với các bạn tham gia kiếm tiền: Google Adsense, tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing), youtuber, …
Các thuật CPC, CPM là gì? và CPA, CPS, CPI, CPL, CPO là gì? bạn đã biết chưa?
Có 2 loại cơ bản như sau:
- Cho các tiếp thị liên kết, tập trung vào sale/lead: CPA, CPS, CPO, CPI, CPL.
- Cho quảng cáo trực tuyến, traffic: CPC, CPM.
Vậy các thuật ngữ trên nghĩa là gì? mình sẽ giúp bạn hiểu rõ các thuật ngữ kiếm tiền online , từ đó hiểu rõ hơn vai trò quan trọng của nó để vận dụng hiểu quả vào MMO.
Các thuật ngữ trong quảng cáo trực tuyến
Trước khi đi vào giải thích khái niệm và các ưu nhược điểm các thuật ngữ. Để mình sẽ mở đầu bài viết bằng từ khóa “Digital Marketing – tiếp thị kỹ thuật số” để bạn hiểu rộng hơn về các thuật ngữ này.
Digital Marketing – tiếp thị kỹ thuật số
Digital Marketing là các hoạt động quảng bá marketing sản phẩm/dịch vụ sử dụng công nghệ số hoặc các nền tảng internet để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Nhìn hình trên về Digital Marketing chúng ta thấy nó đi theo 2 hướng: Tiếp thị trực tuyến (online marketing/ internet marketing) và Tiếp thị truyền thống (Offline Marketing/ Digital Advertising)
Tiếp thị trực tuyến: là các quảng cáo qua mạng Internet như: Social Marketing, SEM Search Engine Marketing, Email Marketing qua blog/website, email, app, mạng xã hội, video, công cụ tìm kiếm Google, Zalo, Facebook, điện thoại di động, …
Tiếp thị truyền thống: quảng cáo qua Tivi, Radio, SMS, banner quảng cáo, Báo giấy, tờ rơi, …
Mỗi chiến dịch quảng cáo thường có 3 bên cơ bản:
- Người mua quảng cáo (Advertiser)
- Công ty bán quảng cáo (Advertising network, Ad Network)
- Nhà xuất bản nội dung, người bán quảng cáo (publisher)
Xem thêm hình ảnh về sơ đồ quan hệ của 3 bên để hiểu hơn.
“Ad Netowrk đóng vai trò trung gian phân phối quảng cáo, kết nối giữa Advertiser với khách hàng mục tiêu thông qua các Publisher.”
Ví dụ Tiếp thị trực tuyến : Google là Ad Network lớn nhất thế giới. Với Google Adsense chẳng hạn, Google sẽ thu tiền từ Advertiser và chi trả 1 phần cho các Publisher (Blogger, Webmaster, Youtuber) để quảng cáo hiển thị trên blog, website, video.
Advertiser sẽ phải bỏ chi phí (cost) để tiếp cận khách hàng mục tiêu (Reach)
Tham khảo Sơ đồ tính giá trị của mỗi quảng cáo:
Trong đó:
- Impression: Số lần từ khóa, quảng cáo, nội dung được hiển thị đến khách hàng.
- Click: Số lần nhấp chuột của khách hàng vào từ khóa, mẫu quảng cáo, nội dung để tạo ra các chuyển đổi Conversion của chiến dịch.
- Action: Hành động của khách hàng, người dùng thực hiện đối với sản phẩm, dịch vụ. Qua đó, nhà đầu tư sẽ thu được thông tin, đăng ký, lượt mua hàng của khách hàng.
- Cost: Tổng số tiền bạn cần trả khi triển khai chiến dịch quảng cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định.
- CPM, CPC và CPA là các chỉ số đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.
Tìm hiểu về các thuật ngữ quảng cáo cho 3 đối tượng trên:
Các thuật ngữ trong tiếp thị kỹ thuật số
Thuật ngữ CPM là gì?
CPM (Cost Per Mille Impressions) hay CPT (Cost Per Thousand Impressions): Chi phí mỗi nghìn, là phương thức quảng cáo tính chi phí dựa trên 1.000 lần hiển thị quảng cáo.
Ví dụ: Bạn thuê bên A chạy quảng cáo giúp bạn, họ đem mẫu quảng cáo tiếp cận được 1.000 người xem – 1.000 lượt hiển thị. Bạn sẽ phải trả chi phí cho bên A là CPM.
Hoặc: Tổng số lượt xem quảng cáo là 500.000 và bạn trả chi phí quảng cáo là $100, chỉ số CPM = $100/(500.000/1.000)= $0,2.
Ví dụ khác: Bạn chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo hiển thị 10.000 lần, và tài khoản bị trừ số tiền là 500.000 VND => CPM là 50.000 VND(cho một 1000 lượt hiển thị).
*Tiếng Latinh: Mille nghĩa là nghìn.
Cách kiếm tiền dựa trên CPC
Lúc này bạn là các publisher sở hữu blog, website, ứng dụng, video để kiếm tiền online. Số tiền kiếm được do cấc Ad Network trả.
- Kiếm tiền CPM: Số tiền bạn kiếm được cho mỗi 1.000 lượt hiển thị quảng cáo trên blog, website, video, app của bạn.
- Kiếm tiền CPC: Số tiền bạn kiếm được cho mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo được hiển thị trên blog, website, video, app của bạn.
Kiếm tiền với Google Adsense, bạn đặt mã quảng cáo của GA trên blog, website của bạn thì website càng nhiều lượt xem (CPM), lượt click quảng cáo (CPC), bạn càng kiếm được nhiều tiền từ Google.
Thuật ngữ CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) hay PPC (Pay Per Click): Chi phí một nhấp chuột, là phương thức tính chi phí quảng cáo dựa trên mỗi lần người dùng nhấp chuột vào quảng cáo.
Bạn sẽ không phải trả tiền nếu người dùng chỉ xem mà không click vào quảng cáo.
CPC đang là mô hình tính giá phổ biến & tối ưu nhất trong quảng cáo trực tuyến, nổi tiếng nhất là Google Adwords và Facebook Ads.
Ví dụ: Bạn chạy quảng cáo CPC Google Ads, bạn sẽ mất 1 khoản tiền CPC là $0.5 chẳng hạn, nếu người dùng click vào mẫu quảng cáo của bạn. Như vậy, nếu có 100 lượt click thì bạn phải trả $50 cho chiến dịch đó.
Thuật ngữ CPA là gì?
CPA (Cost Per Action) hay PPA (Pay Per Action): Chi phí mỗi lượt hành động, là phương thức quảng cáo tính chi phí dựa trên mỗi hành động hoặc chuyển đổi đủ điều kiện của khách hàng.
Tùy vào mục tiêu của chiến dịch mà nhà đầu tư quảng cáo trả tiền cho: Thanh toán mua hàng, điền form, đăng ký tham gia, đặt hàng, gọi điện, cài đặt ứng dụng, đăng ký nhận email, trả lời khảo sát…
CPA đòi hỏi điều kiện cao hơn nhiều so với CPM & CPC do đảm bảo được hiệu suất quảng cáo cao nhất.
Số tiền mà nhà đầu tư quảng cáo chi trả cho CPA sẽ là cao nhất, họ chỉ trả tiền khi và chỉ khi action đạt được.
CPA chia thành các hình thức tính phí quảng cáo cụ thể gồm:
- CPS (Cost Per Sale): Chi phí dựa trên mỗi đơn hàng thành công.
- CPL (Cost Per Lead): Chi phí dựa trên mỗi thông tin của khách hàng có được.
- CPI (Cost Per Install): Chi phí dựa trên mỗi lượt cài đặt ứng dụng thành công.
- CPO (Cost Per Order): Chi phí dựa trên mỗi lượt đặt mua hàng thành công, gần tương tự như CPS.
*Trong nhiều trường hợp, CPA cũng được hiểu là Cost Per Acquisition: Chi phí cho mỗi lượt mua hàng. Cost Per Acquisition có thể là Cost Per Action nhưng không phải tất cả Cost Per Action có thể được coi như Cost Per Acquisition.
Thuật ngữ CPD là gì?
CPD (Cost Per Duration): Chi phí dựa trên thời gian hiển thị quảng cáo (ngày, tuần, tháng…).
Đây là cách quảng cáo cực kỳ tốn kém chi phí do hiệu quả quảng cáo của nó rất lớn, thường áp dụng cho quảng cáo thương hiệu lớn, giới thiệu sự kiện, công bố sản phẩm mới.
Vị trí của quảng cáo thường trên website có traffic cực kỳ lớn và ở vị trí to đẹp nhất trang chủ.
Thuật ngữ CPS là gì?
Thuật ngữ CPS (Cost Per Sale) là phương thức quảng cáo mà ở đó chi phí quảng cáo được thanh toán dựa trên doanh thu bán hàng. Khi khách hàng thực hiện mua sắm trên trang của nhà bán lẻ sau khi được chuyển tới thông qua link quảng cáo hoặc banner được đặt tại các trang liên kết, thì các nhà bán lẻ này sẽ trích một phần doanh thu của mình để chi trả cho các trang web liên kết.
Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing).
Cụ thể: chỉ khi khách hàng mua hàng & thanh toán đơn hàng thành công => bạn mới có hoa hồng. => Bạn càng kiếm được nhiều sale, bạn càng thu được nhiều hoa hồng từ nhà cung cấp.
Vì hiệu quả như vậy nên đa số các Affiliate Network hiện nay đều triển khai CPS, với sản phẩm/ dịch vụ và mức hoa hồng trả thưởng rất đa dạng. Bạn có thể tham gia vào bất kỳ mạng tiếp thị nào của Việt Nam hoặc quốc tế đều bắt gặp CPS như: AccessTrade, MasOffer, Civi,…Amazon, Clickbank,…
Thuật ngữ CPO là gì?
CPO (Cost Per Order) là cách kiếm tiền tiếp thị liên kết dựa trên đơn đặt hàng, bạn sẽ nhận được hoa hồng ngay khi đơn đặt hàng thành công – chỉ cần khách hàng xác nhận đã đặt hàng.
Như vậy thì, thời gian & quá trình nhận hoa hồng nhanh chóng hơn CPS, kể cả khách đặt rồi mà sau này họ đổi trả thì bạn vẫn nhận được tiền commission.
Quy trình hoạt động của CPO là gì?
Khách hàng xem sản phẩm qua link giới thiệu của bạn
- Hoàn thành đơn đặt hàng.
- Nhà cung cấp sản phẩm sẽ gọi điện xác nhận với khách hàng thành công.
- Commission được tính ngay cho bạn.
- Thanh toán nhanh chóng.
CPS thì khách hàng sẽ phải thanh toán và nhận hàng thành công, commission mới được tính cho bạn (khi chưa thành công thì hoa hồng được ghi nhận ở trạng thái Tạm duyệt), còn CPO thì không cần phải chờ đến bước nhận hàng.
Vì thế CPO đang được rất đông publisher tham gia vì họ có thể kiểm soát được ngay hoa hồng, thời gian thanh toán nhanh hơn và mức commission của CPO cũng khá cao hơn CPS, thường 200 – 500k VNĐ/ offer.
Publisher sẽ tận dụng lợi thế của quảng cáo Paid Traffic như quảng cáo Google Ads, Facebook Ads, Zalo Ads, Native Ads,… để chạy quảng cáo, đẩy số đem lại doanh thu CPO cao nhất.
Thuật ngữ CPE là gì?
CPE (Cost Per Engagement) là chi phí mỗi lần tương tác. Với cách đặt giá thầu CPE thì nhà quảng cáo chỉ phải trả tiền khi người dùng tương tác tích cực vào quảng cáo. CPE thường được sử dụng để đo lường và tính phí trên các quảng cáo hiển thị kích thích tương tác như ảnh, video.
Chúng ta có thể gặp cách tính phí này trên Facebook Ads hoặc Google Ads.
Cách tính CPE
CPE = (số người tương tác × số lượng tương tác) ÷ số người thấy quảng cáo × 100%
Ngoài ra, thuật ngữ CPE còn là cách gọi không chính thức của hình thức quảng cáo CPL lấy email, tính giá tiền cho mỗi email đăng ký (Cost per Email).
Thuật ngữ CPL là gì?
CPL (Cost Per Lead) là chi phí cho mỗi khách hàng tiềm năng. Đây là định nghĩa của một mô hình quảng cáo trực tuyến, nơi các nhà quảng cáo trả tiền để nắm bắt được sự quan tâm của người dùng đối với những ưu đãi của các nhà quảng cáo.
Lead hợp lệ ở đây là khách hàng cung cấp thông tin hợp lệ bằng cách điền vào biểu mẫu, form trên website hoặc trả lời khảo sát theo đúng yêu cầu của nhà cung cấp.
Vì sao lại có CPL?
CPL thường áp dụng cho các ngành hàng: tài chính, giáo dục, bất động sản, y tế, làm đẹp, du lịch khách sạn…khi đơn hàng có giá trị lớn và khách hàng thường cần thời gian để đưa ra quyết định mua hàng hay không ? Khi họ điền thông tin vào form tức là họ có quan tâm tới sản phẩm dịch vụ, muốn mua sản phẩm, dịch vụ đó. Nhà cung cấp sẽ thu được thông tin liên lạc của khách hàng tiềm năng để phục vụ cho các chiến dịch của họ.
Rõ ràng CPL đơn giản hơn CPS và tương tự CPO, không yêu cầu đơn hàng thành công, chỉ cần khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin hợp lệ vào mẫu là được.
Tuy vậy, không phải cứ điền vào form là bạn sẽ có hoa hồng, mà các thông tin khách hàng điền vào form cần đạt yêu cầu của nhà cung cấp (Quality Lead).
Tại thời điểm này AccessTrade là nền tảng tiếp thị lớn tại Việt Nam với 3 mảng chính là:
- CPS: Áp dụng cho các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo…
- CPL: Dịch vụ đặt phòng, tín dụng ngân hàng, đặt vé máy bay,…
- CPO: Mảng D2C với offer thực phẩm chức năng, sức khỏe…
Thuật ngữ CPI là gì?
CPI (Cost Per Install) là bạn nhận hoa hồng khi khách hàng tải, cài đặt, mở ứng dụng, phần mềm hoặc nội dung số khác từ nhà quảng cáo lên điện thoại, máy tính bảng, máy tính.
CPI áp dụng cho phát hành app, game, phần mềm nên được rất nhiều publisher chọn để kiếm tiền.
Tổng kết
Bạn là người đam mê tìm hiểu về thế giới kiếm tiền MMO và quảng cáo số, đây là các thuật ngữ vô cùng quan trọng cho bạn. Tương ứng với mỗi thuật ngữ đều có thêm từ khóa “kiếm tiền online” phía trước nó. Bạn có thể tìm kiếm google biết đâu sẽ giúp bạn tìm ra thế mạnh kiếm tiền của mình.
Hay tham gia vào cộng động ICTsharing trên facebook để cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn trên Url: https://www.facebook.com/groups/190666571637007