- Tác phẩm: Ngày đòi nợ – Pay back time
- Tác giả : Phil Town
- Dịch giả: Nguyễn Hoàng Nam
- Số trang: 284
Tóm tắt:
GIỚI THIỆU: Con đường từ quy tắc số I đến PAYBACK TIME
“Khi dám đứng lên chống lại nghịch cảnh, bạn sẽ thấy chúng chẳng bằng một nửa so với những gì bạn tưởng tượng.”
– Norman vincet peale.
Mở đầu cho lời giới thiệu là việc tác giả đưa ra 2 quy tắc dành cho tất cả các nhà đầu tư từ việc mua bán cổ phiếu hàng ngày kiếm tiền từ chênh lệch giá nhỏ đến nhà đầu tư dài hạn:
Quy tắc số 1: Không để mất tiền.
Quy tắc số 2: Đừng quên quy tắc 1.
Để làm được điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải có tính kỷ luật cao cùng với sự nỗ lực và kiên định. Trước khi đi vào vấn đề chính, chúng ta có một vài sự thật trước khi chúng ta bắt đầu:
- Các quản lý quỹ tương hỗ(mutual fund) làm giàu bằng chi phí của bạn — chiếm dụng bằng hoặc hơn đến 60% số tiền bạn kiếm được thông qua PHÍ ĐẦU TƯ.
- Một người trung lưu sẽ cần hơn 3 triệu đô la để được tự do tài chính trong 20 năm hưu trí, và các quỹ tương hỗ không thể giúp anh ta thực hiện điều đó. Thậm chí số tiền anh ta thu được từ quỹ còn cách rất xa con số 3 triệu.
- 96% các tay quản lý quỹ không thể đạt được lợi nhuận trung bình 8% / năm của thị trường. Khi thị trường đi xuống, họ cũng xuống theo, bất kể quỹ của họ tự xưng là quỹ “ít rủi ro” nào đi nữa.
Chiến lược được trình bày trong cuốn sách này là đầu tư chủ động: Làm thế nào để mua và giữ cổ phiếu một cách hợp lý, đây là chiến thuật đầu tư MUA TÍCH TRỮ hay mua dài hạn, vì nó sẽ giúp bạn biết khi nào và làm thế nào để tích lũy cổ phiếu của một doanh nghiệp tuyệt vời khi giá của nó đang giảm. Mua tích trữ cổ phiếu cho đến khi giàu, hãy sẵn sàng tự mình đầu tư chứng khoán bằng việc thấu hiểu giá trị của phương pháp mua tích trữ và hiểu được lý do tại sao phải làm vậy.
Lợi nhuận cao và rủi ro cao không nhất thiết phải đi liền với nhau. Để thành công thì hay nhất là sao chép từ những người đã thành công và mong đợi rằng lợi nhuận cao với các khoản đầu tư với rủi ro thấp nhất.(Trong cuốn sách nghệ thuật đầu tư Dhandho thì Monish Pabrai cũng sao chép mô hình quỹ của Warent Buffet và ông nói hãy sao chép một ý tưởng đã được chứng minh và nhân rộng nó, bởi bạn không cần phải phát minh lại cái bánh xe, cuốn này sẽ review trong thời gian tới).
CHƯƠNG 1. Người giàu đã dùng khủng hoảng để “phất lên” như thế nào?
“Hành động sẽ đi kèm với rủi ro và phí tổn thất. Nhưng chẳng thấm vào đâu khi so với rủi ro và phí tổn dài lâu của việc không hành động.”
– John F.Kennedy
Cốt lõi của chiến lược mua tích trữ cổ phiếu là mua cổ phiếu của một doanh nghiệp mà bạn rất có hứng thú và mong ước được sở hữu toàn bộ công ty này và sau đó mong đợi giá cổ phiếu xuống thật thấp để có thể thỏa sức mua vào miễn là bạn còn tiền và giá còn thấp. Tất cả những tỷ phú như: Warrent buffet, Lý Gia Thành, … đều làm theo chiến lược này.
“Mua công ty, đừng mua cổ phiếu”. Khi mua một doanh nghiệp tức là bạn đang mua cổ phần của doanh nghiệp đó, nếu chỉ mua vài phần trăm thì bạn là cổ đông, còn khi mua toàn bộ cổ phần, bạn sẽ trở thành chủ sở hữu toàn bộ doanh nghiệp. Nếu cố chấp xem việc mua cổ phiếu khác với sở hữu một phần doanh nghiệp thì bạn không thể hiểu và thực thi được chiến lược mua tích trữ. Nếu không hiểu thực sự giá trị của doanh nghiệp thì bạn sẽ không vui khi cổ phiếu doanh nghiệp đó rớt giá, và vô hình chung điều đó khiến bạn trở thành một nhà đầu cơ và chẳng khác nào con bạc là mấy.
“Ý tưởng cơ bản của đầu tư là xem cổ phiếu như một doanh nghiệp, tận dụng cơn dao động của thị trường và tìm kiếm một biên độ an toàn. Đó là những gì Ben Graham đã dạy chính ta. Dù trải qua thêm hàng trăm năm nữa, những điều ấy vẫn là nền tảng của đầu tư giá trị.”
– Warrent Buffet.
Bài toán muôn thuở mà chúng ta phải hiểu: GIÁ TRỊ và GIÁ CẢ là hai thứ khác hoàn toàn nhau. Giá cả (price): là số tiền mà bạn cần bỏ ra. Giá trị (value): là thứ mà bạn sẽ nhận lại được trong tương lai. GIÁ CẢ THÌ KHÔNG ĐỒNG NHẤT VỚI GIÁ TRỊ. Sự khác biệt giữa giá cả và giá trị luôn tồn tại. Trong ngắn hạn, giá cổ phiếu phụ thuộc vào quy luật cung cầu. Về dạn hạn, giá cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Và bí mật của toàn bộ cuốn sách về mua tích trữ cổ phiếu là đảm bảo rằng giá trị một doanh nghiệp phải thực sự cao hơn giá trên thị trường bạn bỏ ra mua nó. Nếu giá trị của thứ bạn mua lớn hơn số tiền bạn bỏ ra để sở hữ nó, bạn được đảm bảo sẽ kiếm ra tiền. NO BIG DEAL.
VẬY LÀM SAO TÔI BIẾT ĐƯỢC GIÁ TRỊ THỰC CỦA DOANH NGHIỆP?
Bạn phải đợi thôi, ai mà biết được chứ. Nhưng vì doanh nghiệp sẽ tọa ra tiền nên ngày ấy sẽ đến thôi. Vậy phải đợi bao lâu để giá cả lớn hơn hoặc bằng giá trị?
Bạn hãy thử phương pháp 10–10: Nếu không sẵn lòng giữ cổ phiếu trong 10 năm, đừng cầm nó dù chỉ trong 10 phút. Lý do chúng ta thực hành quy tắc này vì:
(1) Nó buộc chúng ta phải nhìn xa, nghĩ dài hạn,
(2) Chúng ta có thể mắc kẹt trong một thị trường chứng khoán tồi tệ mà chúng ta thực sự phải chờ đến 10 năm thì giá cả mới bằng giá trị thực, và chúng ta phải hoàn toàn bình thản với nó.
BÍ MẬT TIẾN ĐẾN GIÀU CÓ LÀ LÃI KÉP NHỜ VÀO MUA TÍCH TRỮ CỔ PHIẾU
Để lấy ví dụ và cũng là tạo động lực cho các bạn thì các bạn nên nhìn vào ví dụ sau, nó là tất cả:
0.99³⁶⁵ = 0.0255
1.01³⁶⁵ = 37.7834
Nhìn vào đây thì các bạn có thể thấy được tất cả rồi. Mấu chốt không phải là thông minh, mà là tính hợp lý, nếu bạn có tư duy logic thì bạn đã có thể vùng vẫy trong giới tài chính rồi.
Nhưng vấn đề của phương pháp này là cuộc đấu trí giữa cảm xúc(sợ hãi, tham lam) và lý trí. Nếu bạn tích lũy mỗi ngày một ít như công thức trên, thì sau 1 năm nhìn lại bạn có một sự thay đổi rất lớn, nhưng điều ngược lại cũng làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
QUY TẮC 72
Quy tắc này được hiểu là bạn sẽ mất bao lâu để tăng gấp đôi số tiền tích lũy với bất kỳ lãi suất nào?
CT: Y = 72 / r
Y: là số năm bạn chờ đề nhân đôi số tiền
r: là lãi suất hàng năm.
Công thức này suất phát từ công thức tính lãi kép: Tn = a(1+r)^n, ở đây Tn = 2a, tức là r = căn bậc n của 2 trừ 1. Tính ngược lại thì ra con số sấp xỉ 72(Số năm càng lớn thì càng chính xác).
VD:
Nếu lãi suất bạn đạt được là 24% 1 năm, thì sau 72/24=3 năm bạn sẽ nhân đôi tài khoản.
Bạn gửi ngân hàng với lãi suất là 8%(ví dụ vậy, và chưa kể phí trung gian) thì sau 72/8=9 năm bạn có x2 tài khoản.
Điểm cần nhớ
Để làm giàu hãy học cách định giá doanh nghiệp và xây dựng một danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp có giá bán dưới mức giá trị thực.Chiến lược là:
- Xác định giá trị nội tại của doanh nghiệp, mua khi giá giảm sâu hơn giá trị
- Tiếp tục mua giữ, cho đến khi chúng còn giảm giá và bạn còn khả năng mua.
- Tuân thủ quy tắc 10–10
- Bán khi giá cả lớn hơn giá trị.
- Chỉ mua những công ty có ý nghĩa và bạn hiểu.
Các website tra cứu tốt: ndh.vn, cafef.vn, vietstock.vn, happy.live, vndirect.com.vn…
CHƯƠNG 2. ĐẦU TƯ VÀO CÁC QUỸ TƯƠNG HỖ KHÔNG MANG LẠI HIỆU QUẢ
“Không nhìn nhận một điều sai là đủ lâu, ta dễ dàng xem nó là đúng.”
– Thomas Paine.
Einstein từng bảo rằng điều khó hiểu nhất và cũng có uy lực mạnh mẽ nhất trên vũ trụ chính là lãi kép. Khi đôi mắt bạn lướt qua những khoản phí và những con số bé tẹo tèo teo đó, đôi mắt của họ sẽ sáng long lanh vì biết tiền đang chảy vào túi của họ.
Các công ty quỹ tương hỗ không mua tích trữ doanh nghiệp hay thậm chí là đầu tư doanh nghiệp. Họ là những kẻ “sưu tầm tài sản” đơn thuần. Họ là những người chào bán giấc mơ làm giàu. Hãy xem như là giấc mơ mà thôi 😀
Chương này nói chung đề cập đến việc bạn không nên tin tưởng vào quỹ tương hỗ, vì duy chỉ có 4% các quỹ là đánh bại được thị trường, hãy ngưng trả tiền cho cái gọi là quản lý chủ động và chi phí đắt đỏ, những thứ sẽ cướp đi khoảng 60% lợi nhuận từ hưu chí của bạn.
BA CHỮ M — Công thức đầu tư không rủi ro
“Người thành công và người không thành công không khác nhau nhiều ở khả năng. Sự khác biệt chính là sự khát khao đạt được những tiềm năng lớn lao của chính mình.”
Nếu bạn muốn tìm ra một nguyên mẫu tốt nhất, hãy hình dung trong đầu hình mẫu hoàn hảo của thứ ấy, sau đó hãy tìm một hình mẫu thực tương đồng với hình mẫu mà bạn đã tưởng tượng. Dưới đây là danh mục 10 phẩm chất hàng đầu làm cho một doanh nghiệp trở nên hoàn hảo trong mắt nhà đầu tư mua tích trữ cổ phiếu:
- Doanh nghiệp phải đơn giản và dễ hiểu. Một doanh nghiệp đơn giản, dễ hiểu sẽ dễ dàng quản lý và đoán dòng tiền tương lại dễ hơn, khiến chúng ta dễ xác định được giá trị của nó.
- DN đó có một lợi thế độc quyền bền vững. Doanh nghiệp muốn trường tồn thì phải có khả năng chống lại đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải có lợi thế nào mà đối thủ không thể cạnh tranh được: công thức bí mật, thương hiệu, cái giá phải trả để chuyển đổi sản phẩm, chi phí thấp…
- DN bán ra một sản phẩm phổ biến. Bán sản phẩm mà tất cả mọi người đều muốn dùng.
- DN bán một sản phẩm tạo nên những thói quen tiêu dùng. Một sản phẩm buộc mọi người mua đi mua lại, ngay cả khi tiền bạc không dư giả(quay vòng sản phẩm, chi phí và hàng thường ngày)
- Có chi phí sản xuất thấp. Chi phí sản xuất phải càng giảm khi quy mô sản xuất sản lượng tăng.
- Có giá bán sản phẩm hợp lý.
- Nó có biên lợi nhuận lớn. Sản phẩm có thể bán với giá cao hơn nhiều so với chi phí sản xuất.
- Có khả năng tăng giá khi có lạm phát. Nếu nhà cung ứng tăng giá, sản phẩm cũng tăng giá, nhưng lợi nhuận thì không ảnh hưởng.
- Sản phẩm và quy trình vận hành của DN làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Sản phẩm không gây tổn hại môi trường, không bóc lột người khác để có được lợi nhuận, làm cho khách hàng tốt lên, sống hạnh phúc hơn. Đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn người khác đối xử với mình.
- Ban điều hành hành động vì quyền lợi của những cổ đông đầy nhiệt huyết, trung thực và tập trung. Một DN tốt cần một ban lãnh đạo luôn vì thành công chung của cổ đông, nhân viên, nhà đầu tư, … không vì tư lợi cá nhân.
Để đáp ứng được tất cả những điều trên quả là mò kim đáy đại dương. Nhưng để đầu tư, chúng ta cần một công ty gần như vậy, và đó là một công ty tuyệt vời bao gồm những phẩm chất gồm 3 chữ M(chữ M thứ tư nằm ở chương tiếp theo):
I. MEANING — có ý nghĩa đối với bạn.
Để biết được đâu là công ty có ý nghĩa với mình thì cần sử dụng bài tập đơn giản về 3 vòng tròn:
(1) Đam mê: liệt kê những thứ bạn đam mê, yêu thích.
(2) Tài năng: Cái nào bạn làm giỏi nhất.
(3) Tiền bạc: Cái nào bạn kiếm ra tiền.
Sau đó bạn tìm giao của ba thứ này và bằng việc nhìn vào danh mục phân loại ngành nghề trong những công ty có trên thị trường và liệt kê chúng ra. Từ danh sách này chúng ta có thể sắp xếp chúng theo những tiêu chí để tìm kiếm như: ROE, P/E, BV,…
II. MOAT — Con hào kinh tế lớn. Có 5 loại con hào kinh tế:
- Thương hiệu: Một sản phẩm bạn sẵn lòng chi nhiều tiền hơn để mua vì bạn tin tưởng nó.
- Bí mật kinh doanh: Một công ty có bản quyền sáng chế, bí mật thương mại.
- Phí sử dụng: Một công ty có quyền khống chế thị trường
- Chuyển đổi: Một công ty đã trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, chuyển đổi chỉ đem lại phiền phức
- Giá thấp: Doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm ở mức không ai có thể cạnh tranh được.
Các chỉ số tài chính chủ yếu: ROIC(Return on Captital — Hệ số thu nhập tren tổng vốn đầu tư), là lượng tiền mà công ty làm ra trên số vốn đã bỏ ra đầu tư(ROIC >=10).
Chỉ số phát triển: Lợi nhuận(Earnings), doanh số bán hàng(Sales), giá trị sổ sách(Book value, vốn sở hữu — Equity), Tiền mặt(Cash). Tất cả nên >=10%, không nợ là tốt nhất(không để nợ lớn hơn lợi nhuận trong 3 năm).
III. MANAGEMENT — Có ban điều hành : tận tụy, nhiệt tình, chân thật
CEO Tuyệt vời:
– Có tinh thần phục vụ, không vị kỷ: người lãnh đạo chỉ ăn khi mọi người đã có phần.
– Đam mê: ban lãnh đạo toàn tâm toàn ý với công ty.
– Danh dự: không bao giờ đánh đổi danh dự, danh tiếng đổi lấy tiền bạc hoặc một sự biệt đãi.
– BAG — Big Audacious Goal: Mục tiêu lớn đầy thách thức
Ngược đời 😀
– Nhận lương cao vãi
– Bãi đáp an toàn, khi ra đi anh mang theo nhiều thứ.
– Xem tài sản như của riêng anh, dùng vào việc tư.
– Mua công ty để lớn hơn chứ không phải tốt hơn
– Thêm cái nữa của một ông trên thị trường VN: cổ đông bán tháo cổ phiếu, CEO lập công ty riêng, đường tình đôi ngả 😀
BÁO ĐỘNG
- Không hiểu ngành: Xem lại bài tập 3 vòng tròn, bạn không thể tự tin nắm cổ phiếu nếu bạn chả hiểu gì về nghành nghề đó.
- Quá lạc quan: quá lạc quan về chỉ số dễ khiến bạn gặp rắc rối. Be careful. Sự lạc quan sẽ khiến cho người mua cổ phiếu mất đi những quyết định hợp lý.
- Không có con hào kinh tế thực sự: không đầu tư vào công ty mà ai cũng có thể sản xuất sản phẩm tương tự, không sớm thì muộn nó cũng như burndown chart 😁
- Không kịp thời cập nhật thông tin: Mua cổ phiếu và lãng quên nó đi là một sai lầm. Cập nhật thông tin của ngành để có kế hoạch phù hợp.
CHƯƠNG 4. PAYBACK TIME “NGHĨA LÀ KHÔNG SỢ HÃI”
“Ngày nay con người biết giá tiền của mọi thứ nhưng lại chả biết giá trị của thứ gì cả.”
IV. MOS — Margin of Safety(Biên độ an toàn)
Để có biên an toàn lớn thì chúng ta cần xác định được giá trị của doanh nghiệp, đây là vấn đề then chốt trong việc mua tích trữ cổ phiếu. Nếu bạn dự định mua và giữ cổ phiếu lâu dài, hãy mua khi giá cổ phiếu hạ. Hãy mua khi người khác sợ hãi, hãy bán khi người khác tham lam.
Khi biết rõ giá trị của doanh nghiệp mà chúng ta đang mua vào, chúng ta sẽ vui vẻ với cái giá đã trả cho nó và không cảm thấy lo lắng khi giá của nó có đi xuống.
Hãy nhớ một điều:
“Không bao giờ trả đúng giá niêm yết để mua cổ phiếu. Gía niêm yết là giá bán lẻ, giá trị nội tại, giá trị của doanh nghiệp.”
Để tính giá niêm yết dựa vào 4 yếu tố:
1. Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu(EPS) 12 tháng gần nhất.
2. Tỷ lệ tăng trưởng EPS trong 10 năm tới.
3. Chỉ số PE 10 năm qua
4. Tỷ lệ lợi nhuận tối thiểu chấp nhận được — MARR.
Giá trị của một doanh nghiệp được quyết định bởi lợi nhuận nó tạo ra trong tương lai hơn là phụ thuộc vào lượng tiền mặt, bất động sản hoặc vốn chủ sở hữu ròng ở thời điểm hiện tại.
“Đừng bao giờ nó không bao giờ, đừng bao giờ nói luôn luôn đúng. Trong thế giới của nhà mua tích trữ cổ phiếu, mọi thứ không rõ ràng tuyệt đối, trắng ra trắng, đen ra đen như lướt sóng cổ phiếu.”
Muốn lợi nhuận cao nhất và ít nỗ lực nhất thì nên mua tích trữ. Giá biên độ an toàn bằng 50% giá niêm yết.
CHƯƠNG 5. TÁM BƯỚC CHẬP CHỮNG ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG
Hiểu một cách đơn giản, cốt lõi của mua tích trữ là biến dịp hạ giá trở thành cơ hội tăng lợi tức đầu tư. Dưới đây là danh sách 8 bước để thực hiện việc mua tích trữ cổ phiếu:
- Tìm kiếm: Hiểu rõ rằng chúng ta đang tìm kiếm gì, và không tìm kiếm gì để thu hẹp phạm vi tìm kiếm lại. Các tiêu chí thương đau: không có ý nghĩa với bản thân, không có lợi thế cạnh tranh, không có CEO xịn, nợ quá lớn, công đoàn(văn hóa công ty), công nghệ(miền đất hứa cho mua đi bán lại, không dành cho mua tích trữ??). Ở mục này cần tạo ra một danh mục để theo dõi, và nghiên cứu nhiều hơn về ngành mà có ý nghĩa với bản thân bạn.
- Xác định giá trị: Cần nhắc lại rằng GIÁ CẢ KHÁC XA GIÁ TRỊ. Mr. Market là người sẵn lòng mua khi chúng ta muốn bán và bán khi chúng ta muốn mua. Thi trường tài chính là một nơi ngập tràn hai thái cực cảm xúc căng thẳng của sợ hãi và tham lam.
Tỷ dụ: nếu giá cổ phiếu giảm xuống, hoặc đột ngột tăng lên, ngài thị trường luôn đặt câu hỏi tại sao? Chắc hẳn phải có một vấn đề gì đó mà mình không nắm được khiến nó dao động như vậy. Đó là lúc ngài đánh bài chuồn hoặc căng buồm đón gió.
Trả cổ tức định kỳ, có hai lý do để công ty trả cổ tức:
- công ty có nhiều tiền mặt,
- Tạo ra một ảo ảnh về doanh nghiệp vững mạnh(có tiền trả đều đặn chắc hẳn làm ăn được, ổn định, ít rủi ro). Mà lý do 1 thì ít lắm, đa số mọi người thì đều nhìn nhận là lý do thứ 2, nhân chi sơ, tính bản thiện — nói chung là chúng ta sinh ra đã là người tốt rồi, mà người tốt thì thường bị che mắt bởi những trò lừa đảo :D. Cổ tức chỉ tốt nếu công ty không còn cách nào tốt hơn để sử dụng tiền của bạn. Nếu bạn dự định sở hữu một doanh nghiệp trả cổ tức đều đặn thì bạn nên hiểu rõ nó, đặc biệt tiền này lấy ở đâu?(đi vay về trả thì cũng có thể lắm).
- Theo dõi: Tạo ra một danh sách những doanh nghiệp mà bạn mong muốn sở hữu.
- Mua vào: Khi giá ở mức bạn muốn mua, hãy mua vào. Tốt hơn hết là nên sở hữu ít cổ phiếu(1–2 nếu tiền ít <100 triệu, 2–3 nếu <500 triệu, >500 triệu >=3), bởi sở hữu càng nhiều thì bạn càng phải cập nhật nhiều tin tức, nếu có quá nhiều bạn sẽ bắt đầu mắc sai lầm vì không nắm chắc mọi thứ.
- Sở hữu: Quy luật cảm xúc trong đầu tư ERI: khi bạn mua công ty này, ngay lập tức giá sẽ giảm, giảm giảm. Nhưng nếu bạn không mua giá sẽ tăng tăng tăng, cho đến khi bạn mua nó sẽ lại giảm giảm giảm. Và khi đó tâm lý của các bạn sẽ dễ bị dao động bởi việc không nên giữ một thứ đang giảm, hoặc phải mua vào cái gì nó đang tăng.
- Mua tích trữ: Tiếp tục mua vào với giá thấp hơn hoặc bằng MOS khi bạn có tiền.
- Bán: Thời điểm tốt nhất để bán một công ty tuyệt vời không bao giờ đến. Nhưng nên có lý do để bạn bán chúng đi:
– Bạn cần tiền mặt
– Bán khi công ty thay đổi về các lợi thế kinh doanh cốt lõi theo hướng tệ đi. Theo dõi BIG FIVE.
– Bán khi vượt quá xa giá niêm yết
– Bán khi cần lấy vợ(cái này tôi thêm :D) - Lặp lại cho đến khi giàu.
CHƯƠNG 6. Phương pháp SÀN và TRẦN FACs
“Kẻ nông cạn trông nhờ may rủi, người mạnh mẽ tin vào nhân quả.”
Cách đọc biểu đồ và nhìn ra SÀN TRẦN và xu hướng:
- Giá cổ phiếu càng điều chỉnh nảy lên hoặc nảy xuống nhiều lần khi chạm sàn hoặc trần, thì sàn trần ấy càng trở nên vững chắc hơn.
- Để biết giá sẽ leo bao xa để SÀN mới chạm TRẦN tiếp theo, nhìn vào khoảng cách sàn và trần gần nhất.
- Giá mà tăng mạnh quá 3% trên trần hoặc dưới sàn cộng với khối lượng giao dịch trung bình hàng ngày tăng khoảng 150% thì đây là một dấu hiệu rõ rệt báo hiệu rằng một cú đột phá sẽ kéo dài.
Chương 7. CÂU CHUYỆN CỔ TÍCH CỦA MỘT GIA ĐÌNH
“Thời khắc huy hoàng của người này có thể là khoảnh khắc kinh hoàng của người khác.”
“Con đường vào rừng chia hai lối, và tôi
Tôi chọn con đường ít chân người qua lại…
Và điều đó làm nên bao nhiêu điều khác biệt”
Một công ty tuyệt vời với mức giá chấp nhận được sẽ tốt hơn một mức giá tuyệt vời cho một công ty chấp nhận được. Hãy sở hữu những công ty mà khiến ta tự hào khi mua tích trữ cổ phiếu của chúng. Bởi nếu bạn yêu doanh nghiệp đó thì bạn sẽ vui khi kiểm tra thông tin về nó.
Mua cổ phiếu của ngành bạn không hiểu rõ không an toàn tí nào. Hãy nhớ, đa dạng hóa chỉ dành cho những người lơ mơ. Nếu bạn biết là bạn không biết, bạn phải đa dạng hóa. Những người đầu tư giỏi nhất bám chặt sở trường, tập trung vốn vào phần thị trường mà họ hiểu rõ nhất.
CHƯƠNG 8. NẾU BẠN MUỐN TRỞ NÊN GIÀU CÓ, HÃY NGHĨ ĐẾN TIẾT KIỆM VŨNG NHƯ KIẾM THÊM.
Berky có nghĩa là một tài khoản mà số tiền luân chuyển sẽ được chuyển vào đó và được phân bổ cho các khoản đàu tư. Hiểu nôm na nếu ta thường xuyên lấy tiền ra và đặt nó vài một tài khoản để đầu tư dài hạn, bạn có một Berky.
Nếu dòng tiền được phân bổ vào quá nhiều công ty nhà đầu tư sẽ bị tổn hại bởi danh mục đầu tư quá phân mảnh, và nắm quá nhiều sẽ khiến ta không thể đánh bại thị trường. Một người mà thay vì tiếp tục mua một lượng nhỏ của những công ty có thể tái đầu tư, thì họ lại mua một lượng lớn cổ phiếu của những công ty chỉ mua được một lần.
Lái một chiếc xe hào nhoáng, gắn những thương hiệu thời trang lên trên người, và tên tuổi của đôi giày bạn đang đeo đều không có ý nghĩa gì. Bạn không cần phải gây chú ý với ai bởi cẳng ai quan tâm tới điều đó. Hãy mặc quần áo được giặt ủi tươm tất và mang giày được đánh bóng cần thận, lái một chiếc xe có thể chạy, và biết mình là ai. Đừng phung phí tiền vào những thứ tầm phào. Hãy là biểu tượng của danh dự và phẩm cách.
Khởi đầu từ ngày hôm nay với hai bàn tay trắng nhưng có kỷ luật, có kiến thức, công cụ, một Berky và công việc ổn định bạn có thể đạt được cảnh giới tự do tài chính chỉ trong 20 năm.
Rất nhiều người đang bị che mắt bởi chính thế giới quan rất hạn chế của họ. Nếu ai đó bảo với bạn rằng bạn không thể làm được điều gì, chỉ là họ đang bảo với bạn rằng hoặc họ chưa từng làm được, hoặc họ không quen ai từng làm được.
Nhưng nếu bạn tin bạn đúng hay sai, thì bạn cũng đều đúng cả.
Những nhà đầu tư xuất chúng, họ đạt được tư do tài chính là nhờ họ có kỷ luật, họ dùng các quy tắc để thống trị cảm xúc bản thân, họ trở nên vĩ đại và làm ra tài sản khi người khác chìm trong nỗi sợ hãi. Hãy thực hiện từng bước thật nhỏ để đi đến đích, có thể hôm nay bạn sẽ bắt đầu điều chỉnh lại chi phí sinh hoạt của mình thấp xuống, nhỏ hơn tổng thu nhập.
Nếu bạn chỉ cần đặt vài bước nhỏ trên con đường tiến tới tự do tài chính, những điều bất ngờ sẽ xảy ra buộc bạn tiến về phía trước. Chiến thắng nhỏ bé bất ngờ sẽ được gửi đến để động viên bạn tiếp tục làm điều đúng cho bạn, gia đình bạn. Hãy tiếp tục bước nữa, …bước nữa…và sẽ không lâu sau đó, món quà tiếp theo sẽ đến cùng bạn.
“Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ những bước đi nhỏ bé đầu tiên.”
CHƯƠNG 9. GIA NHẬP CUỘC CÁCH MẠNG TÀI CHÍNH QUY TẮC SỐ 1
“Một thế hệ cần một cuộc cách mạng.”
Thật khó để trở thành nhà cách mạng nếu không chắc rằng có nhất thiết phải cải cách điều gì đó hay không. Lỡ như mọi việc đều đang ổn thỏa…và nhỡ mọi việc không ổn thì sao?
Không có gì để mất và có mọi thứ để mơ ước sở hữu. Đó là lợi thế của bạn. Những quyết định làm ngay lúc này với các khoản đầu tư của bạn sẽ tạo nên sự khác biệt lớn lao về mặt tài chính lâu dài. Trở thành giàu có chỉ đơn giản là tích lũy tiền bạc qua thời gian. Số tiền bạn đầu tư lâu dài nhất sẽ là số tiền đẻ ra cho bạn nhiều thu nhập nhất.
Các tay quản lý quỹ không có tí lợi ích gì từ lợi nhuận mà họ làm ra cho bạn. Cái họ có là chi phí. Họ làm điều mà sẽ giúp họ được trả lương nhiều nhất. Rõ ràng không có tay quản lý quỹ nào mua tích trữ, vì vốn dĩ hệ thống mà họ thuộc về không cho phép họ làm điều đó.
Thông điệp từ tác giả: “Chúng tôi không dạy bạn lời khuyên, chúng tôi dạy bạn trở thành người có thể đi cho lời khuyên tài chính. Hãy đứng vững vàng trên đôi chân tài chính của mình, và rồi bạn sẽ có sức để nâng đỡ những người chưa làm được.”
Khi gấp lại cuốn sách tôi cảm thấy có khá nhiều ý tưởng, khá nhiều kiến thức mới, giống như bước vào một vùng đất mới vậy. Có thể đây sẽ là một điểm khởi đầu cho hành trình của những vùng đất và thể loại khác nữa.
Có điều kiện bạn nên mua sách bản tiếng việt để ủng hộ tác giả tại đây
Chứng khoán là một kênh kiếm tiền phi lợi nhuận, chứng khoán không phải cơ bạc, là kênh đầu tư nên cần hạn chế tối đa tính may rủi.
Mình đang tham gia đầu tư chứng khoán và làm theo khuyến nghị của nhóm https://zalo.me/g/erfosz088 cùng với các kiến thức của bản thân. Thấy khá ok! Các bạn có thể tham gia nhóm trên để tham khảo nhé!
Hy vọng cuốn sách hữu ích cho bạn!